Công nghệ quang phổ đo chính xác như thế nào?
Từ lâu, phương pháp đo chất hữu cơ trong nước thải bằng chỉ tiêu SAC254 (độ hấp thụ quang học ở bước sóng 254nm) đã được ứng dụng rất rộng rãi. Phương pháp này giúp xác định được lượng carbon hữu cơ có trong nước, và nhờ đó có thể sử dụng để suy ra các thông số COD, BOD, TOC, DOC.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ trong nước hấp thụ ánh sáng ở những bước sóng khác nhau, cho nên nếu chỉ sử dụng ánh sáng UV có bước sóng 254nm, đầu đo rất nhạy cảm và thiếu chính xác, đặc biệt nếu thành phần nước thay đổi nhanh và liên tục.
Phương pháp phân tích nước thải bằng dải quang phổ 190 – 750nm (UV-Vis) có lợi thế, sẽ đo được chính xác hơn và ổn định hơn, ngay cả trong trường hợp nước thải có thành phần hữu cơ thay đổi nhanh và liên tục.
Nhờ ứng dụng những thuật toán (gọi là Global Calibration) do các kỹ sư của s::can nghiên cứu, đầu đo của s::can có thể đo các chỉ tiêu COD, BOD, TOC, DOC một cách chính xác và cho kết quả đo ổn định hơn những đầu đo sử dụng phương pháp SAC254 thông thường.
Hơn thế nữa, việc phân tích nước bằng dải quang phổ UV-Vis còn giúp chúng ta đo được các chỉ số khác như NO3-N, NO2-N, BTEX, độ màu, độ đục, TSS,… và các thông số hóa học khác có khả năng hấp thụ ánh sáng.

Hình 1: Dải quang phổ của đầu đo s::can và các thông số đo được

Hình 2: Kết quả đo của đầu đo s::can so với phương pháp đo đơn bước sóng, kết quả cho thấy đầu đo của s::can cho kết quả ổn định và chính xác hơn